Trong hệ thống phân loại đất đai tại Việt Nam, DGT là ký hiệu dành cho đất giao thông. Loại đất này thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được nhà nước cấp phép cho mục đích xây dựng các công trình phục vụ hoạt động di chuyển, giao thông của người dân. Hiểu rõ bản chất và quy định sử dụng đất DGT đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, sử dụng đất đai hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Hãy cùng Ngô Gia Group tìm hiểu chi tiết DGT là đất gì? Quy định sử dụng đất DGT trong bài viết này nhé!
DGT là ký hiệu được sử dụng trong bản đồ quy hoạch để biểu thị đất dành riêng cho mục đích xây dựng các công trình giao thông. Loại đất này thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, do nhà nước quản lý và cấp phép sử dụng cho các dự án giao thông thiết yếu từ đường bộ, tới đường sắt, đường thủy,… các công trình phục vụ hoạt động di chuyển, giao thông của người dân.
Tuy nhiên, đất giao thông không bao gồm các công trình giao thông trên không hoặc dưới lòng đất. Nếu các công trình không làm ảnh hưởng đến đất giao thông trên bản đồ địa chính, hoặc không nhất thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì không được xếp vào nhóm đất giao thông DGT.
Theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đất giao thông được định nghĩa là loại đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình phục vụ hoạt động giao thông, bao gồm:
Thời hạn sử dụng đất giao thông DGT: Theo quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013, đất giao thông DGT thuộc trường hợp đất sử dụng ổn định lâu dài.
Theo quy định của Điều 49 Luật Đất đai, trong trường hợp đã công bố quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ cấp huyện, người sử dụng đất được phép tiếp tục sử dụng và thực hiện các quyền theo luật.
Khi đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm từ cấp huyện, người sử dụng đất trong khu vực đó phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng và thu hồi đất theo kế hoạch, và không được phép xây mới nhà ở, công trình, hoặc trồng cây lâu năm mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước.
Về việc cấp sổ đỏ, trong trường hợp chưa có quyết định của nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng đất, người sở hữu đất có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, khi có quyết định từ nhà nước về việc sử dụng đất cho mục đích giao thông, người sử dụng đất phải tuân thủ quyết định đó và bị giới hạn một số quyền liên quan đến đất đai như mua bán, tặng cho, thừa kế, hoặc cho thuê.
Theo phụ lục đi kèm với Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, đất phi nông nghiệp bao gồm đất được sử dụng cho mục đích xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hoặc đất dành cho hoạt động thương mại dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp như nhà kho, sân kho, trụ sở văn phòng, và các hoạt động như làm đồ gốm, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Vì vậy, đất giao thông DGT không được phép sử dụng để xây dựng nhà ở. Nếu có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất giao thông DGT, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải qua quy trình xin phép từ cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Về việc có bồi thường cho đất giao thông hay không, cần xem xét từng trường hợp cụ thể. Có hai trường hợp mà chủ sở hữu đất có thể được bồi thường như sau:
Theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 46/2016, cá nhân hoặc tổ chức phạm hành vi lấn chiếm đất, sử dụng đất giao thông không đúng mục đích sẽ bị xử lý theo các hình phạt sau:
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người bán hàng rong hoặc hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
2. Phạt tiền từ 300.000 đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ với mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và giao thông.
b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ, Điểm e Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này.
c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 4, Điểm c Khoản 5, Điểm a Khoản 6 Điều này.
d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
b) Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn đường bộ.
c) Tự ý gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ.
d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác.
e) Dựng lều quán, công trình tạm thời khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ.
f) Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố.
g) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông, giữ xe.
Phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường trong đô thị.
b) Trồng cây xanh trên đường phố không đúng quy định.
c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.
Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.
b) Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
c) Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
Phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với việc xây dựng công trình kiên cố trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Ngoài ra, người vi phạm cũng sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm phải tháo dỡ các công trình xây dựng, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và phục hồi lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra.
Đất giao thông DGT đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối các khu vực và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội. Việc sử dụng đất DGT hiệu quả, tuân thủ quy định pháp luật sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Hy vọng bài viết Ngô Gia Group đã giúp khách hàng hiểu được DGT là gì và những quy định liên quan. Thường xuyên truy cập website hoặc fanpage Ngô Gia Group để cập nhật những thông tin, kiến thức bất động sản mới nhất nhất nhé!
LeCongHon
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NGÔ GIA GROUP
Trụ sở chính: Số 28, đường 35, ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
Chi nhánh 2: 178, đường 111, khu dân cư Khang Điền, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh 3: 457 đường Man Thiện, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TP. HCM
Website: https://ngogiagroup.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/tapdoanngogiagroup
Hotline: 19003482