Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam với nguồn vốn đầu tư công lên đến 657.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu cho các dự án trọng điểm. Đây là con số kỷ lục, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và cải thiện đời sống người dân.
Hãy cùng Ngô Gia Group cập nhật chi tiết trong bài viết này nhé!
Sáng 16-2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải. Với việc dành 657.000 tỷ đồng đầu tư công, đặc biệt tập trung vào các dự án hạ tầng giao thông, Thủ tướng đã yêu cầu các đại biểu thảo luận và đề xuất giải pháp để rút ngắn tiến độ, đảm bảo chất lượng và kỹ thuật công trình. Phiên họp đã được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 46 tỉnh, thành phố có các công trình, dự án quan trọng.
Tập trung vào phát triển hạ tầng được xem là lựa chọn hợp lý và cần thiết. Chính vì vậy, trong năm 2024, cả nước dành 657.000 tỷ đồng cho đầu tư công, tập trung chủ yếu vào việc nâng cấp hạ tầng giao thông và mục tiêu phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95%.
Theo Thủ tướng, việc đẩy mạnh các dự án giao thông mang ý nghĩa quan trọng, giúp giảm thiểu chi phí logistics và chi phí đầu vào. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và kinh tế tổng thể. Đồng thời, việc mở rộng mạng lưới đường giao thông cũng tạo ra không gian phát triển mới, đặc biệt là trong việc phát triển công nghiệp, khu đô thị và dịch vụ.
“Điều này là minh chứng cho việc Đảng và Nhà nước đã định rõ ưu tiên thực hiện 3 đột phá chiến lược, với đột phá về hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, được xem là sự chọn lựa đúng đắn và chiến lược, là yếu tố quyết định cho sự phát triển ngắn hạn và dài hạn” Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh
Đánh giá về năm 2023, Thủ tướng đã khen ngợi sự thành công trong việc phát triển hạ tầng. Ca ngợi sự nỗ lực của các bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn và người dân trong việc này.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng một số dự án vẫn đang diễn ra chậm trễ. Nguyên nhân có thể kể đến là thủ tục đầu tư kéo dài, quá trình giải phóng mặt bằng chậm trễ, thiếu nguyên vật liệu cần thiết, cũng như việc thiếu sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các chủ thể liên quan.
Vì vậy, yêu cầu các đại biểu cần thảo luận cẩn thận và đề xuất giải pháp để rút ngắn tiến độ các dự án và đảm bảo chất lượng. Đồng thời, cần phải tháo gỡ các khó khăn và vướng mắc, bao gồm việc sử dụng vốn ODA và cát biển trong xây dựng các công trình giao thông.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên khắp cả nước đang triển khai 34 dự án lớn cùng 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, tại 46 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chính phủ và Thủ tướng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến việc động viên, khích lệ người lao động, và kết quả là nhiều dự án đã vượt qua những khó khăn lâu nay.
Đặc biệt, dự án cao tốc Bắc – Nam phía đông đã hoàn thành 9/11 dự án trong giai đoạn 2017-2020. Dự án Mỹ Thuận-Cần Thơ cũng tiến triển theo kế hoạch, mở rộng tổng chiều dài đường cao tốc lên 1.892km, trong đó riêng năm 2023 đã hoàn thành 475km.
Trong số 12 dự án thành phần giai đoạn 2021-2025, mặc dù gặp phải một số khó khăn về mặt bằng và nguyên vật liệu, các chủ đầu tư và nhà thầu vẫn nỗ lực thi công và bám sát tiến độ.
Mặc dù vẫn còn tồn tại việc chậm trễ trong triển khai 5 dự án đường bộ cao tốc trục Đông-Tây và đường vành đai, nhưng một số gói thầu do TP.HCM và Long An, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đắk Lắk và Khánh Hòa đảm nhận đã đạt tiến triển cơ bản theo kế hoạch.
Các dự án khác như Tuyên Quang-Hà Giang, Cao Lãnh-An Hữu, Bến Lức-Long Thành cũng đang được các chủ đầu tư và nhà thầu triển khai một cách có hệ thống và bám sát tiến độ.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội và dự án Bến Thành – Suối Tiên đang được tiến hành tháo gỡ các vấn đề còn tồn đọng, với mục tiêu mở cửa vận hành vào tháng 7-2024.
Còn đối với dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, các gói thầu đang được triển khai thi công, như gói thầu 5.10 nhà ga hành khách và gói thầu xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đều đạt tiến độ như kế hoạch.
Các gói thầu chưa khởi công thuộc các dự án thành phần như xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước và xây dựng các công trình thiết yếu, hiện đang được các cơ quan chủ quản triển khai các thủ tục đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư.
Gói thầu nhà ga hành khách T3 của cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất do ACV triển khai đang tiến hành thi công, và đã giải ngân được 2.477/10.825 tỷ đồng (23%)…
Nhìn chung, tiến độ các dự án giao thông trọng điểm đang được đẩy nhanh, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc cần được giải quyết để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Việc dành 657.000 tỷ đồng đầu tư công cho các dự án hạ tầng giao thông trong năm 2024 là một quyết định mang tính chiến lược của Chính phủ. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống người dân và khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Với sự quyết tâm của Chính phủ, sự đồng lòng của các cấp, ngành và toàn xã hội, tin tưởng rằng các dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai hiệu quả, góp phần đưa Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, mạnh mẽ và bền vững.
LeCongHon
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN NGÔ GIA GROUP
Trụ sở chính: Số 28, đường 35, ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai
Chi nhánh 2: 178, đường 111, khu dân cư Khang Điền, phường Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Chi nhánh 3: 457 đường Man Thiện, phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TP. HCM
Website: https://ngogiagroup.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/tapdoanngogiagroup
Hotline: 19003482